BÀN VỀ CÁC PHÒNG ỐC TRONG NHÀ

BÀN VỀ CÁC PHÒNG ỐC TRONG NHÀ

BÀN VỀ CÁC PHÒNG ỐC TRONG NHÀ

BÀN VỀ CÁC PHÒNG ỐC TRONG NHÀ

BÀN VỀ CÁC PHÒNG ỐC TRONG NHÀ
BÀN VỀ CÁC PHÒNG ỐC TRONG NHÀ

BÀN VỀ CÁC PHÒNG ỐC TRONG NHÀ

 

 

  1. TRÁNH ĐỂ PHÒNG ĐỌC SÁCH THIẾU ÁNH SÁNG

1.Ánh sáng và thông gió của thư phòng (phòng đọc sách )

Con người ngồi trong phòng sách học và làm việc là dùng mắt và não.

  1. Màu sắc của tường thư phòng.

Thư phòng cần yên tĩnh nên dùng màu xanh nhạt hoặc màu xanh lá cây nhạt. Màu xanh lá cây còn dưỡng mắt , lợi gan. Gan có ảnh hưởng đến mắt mà gan thuộc mộc. Nếu phòng tối thì có thể quét màu sáng.

3.Chiều cao bàn đọc sách

Chiều cao của bàn phải thích hợp. Bàn đọc dù là một ngăn kéo hay hai ngăn kéo cũng phải cao hơn 58cm.

Ghế phải phụ thuộc vào bàn cao thấp. Mắt không cách mặt bàn 30 – 40cm.

4.Hướng đặt bàn.

Bàn nên đặt gần cửa sổ để đủ ánh sáng và không khí trong lành lúc đọc sách làm việc. Khi mặt trời chiếu gắt phải buông rèm bảo vệ đôi mắt.

  1. TRÁNH ĐỂ PHÒNG KHÁC BẨN

Phong thủy của phòng khách bao gồm vị trí, trang trí nhã và tục, màu sắc và phòng chống ô nhiễm…

  1. Vị trí phòng khách

Phòng khách phải để ở ngoài cùng, khách bước vào là phòng khách. Như vậy mới bảo đảm sự kín đáo và yên tĩnh của phòng ngủ và phòng đọc sách.

  1. Trang trí nhã và tục.

Phòng khách là bộ mặt của gia đình nên trang trí nhã hay tục đều thể hiện tính cách của chủ nhân. Trang trí nếu treo tranh ít và đặc sắc là nhã, còn nếu tạp và linh tinh đủ thứ là tục. Về đồ dùng nếu ngay ngắn chỉnh tề là nhã, còn lung tung bẩn thỉu là tục.

  1. Màu sắc

Phòng khách phải rộng thoáng, thanh cao, thích hợp mọi khách đến. Màu cơ bản là vàng, hoa hồng nhạt để khách thấy ấm cúng

Nếu phòng khách đặt ở phía Bắc thì tường sơn màu xanh lục, hoặc xanh nhạt.

Phòng khách ở bên phía Đông Bắc thì quét vàng nhạt, xô pha màu cà phê. Rèm của nền màu vàng pha màu cà phê.

Phòng khách ở phía Tây Bắc hay Tây thì tường quét màu trắng. Rèm cửa màu vàng kim.

Phòng khách ở phía Nam thì tường màu xanh nhạt.

Phòng khách ở phía Tây Nam thì tường quét màu vàng nhạt giống như hướng Đông Bắc.

Phòng khách ở phía Đông Nam thì tường quét màu cỏ xanh. Rèm của màu thủy trúc hay vẽ hoa.

Màu sắc của phòng khách có thể lựa chọn theo ý thích chủ nhân. Nếu dùng màu ấm thì cá tính của chủ nhân thông thoáng, nhiệt tình, hướng ngoại. Còn nếu màu lạnh thì chủ nhân có tính cách trầm tĩnh, hướng nội.

  1. Ô nhiễm và cách phòng của phòng khách

Phòng khách hiện đại gồm có các thiệt bị đèn màu, máy quay phim, loa nghe, tủ lạnh, xô pha. Ngoài ra còn có bể cá, sách và vật cổ xưa, xem ra thật tao nhã, hào hoa.

Nhưng mọi người ít để ý đến vấn đề “ô nhiễm phòng khách”

Khi xem tivi bị ô nhiễm bức xạ điện ly. Cách phòng là phải mở cửa sổ ra để thông gió, tránh bức xạ ion trong không khí. Hai là ngồi cách tivi hai ba mét. Ba là tivi dưới tầm mắt nhìn của người.

  1. TRÁNH ĐỂ PHÒNG BẾP BẨN

Phong thủy nhà bếp bao gồm bếp nấu ăn, và ô nhiễm nhà bếp.

  1. Phương vị nhà bếp.

Bếp là nơi nấu nướng vừa dùng lửa lại dùng nước. Thủy Hỏa điều chỉnh hợp lý sẽ cát tường, ngược lại thành hung. Nhà bếp lấy Hỏa làm tượng trưng nên xem ngũ hành phương vị nào không xung khắc đặt bếp.

Hướng Đông: Tốt. Từ bát quái ngũ hành xét Đông phương chấn là Mộc. Mộc sinh Hỏa: cát. Từ thời tiết mà xét thì phía Đông mặt trời mọc, ánh nắng chan hòa, không khí trong sạch làm nhà bếp là hợp vệ sinh.

Hướng Đông Nam: tốt. Từ bát quái ngũ hành xem. Đông Nam cần là Mộc. Mộc sinh Hỏa: tốt. Đông Nam cũng là hướng mặt trời mọc, nhất là mùa đông, ánh nắng ấm áp, không khí trong sạch phù hợp vệ sinh nhà bếp.

Hướng Nam: xấu từ bát quái ngũ hành xét Nam phương lý là Hỏa. Hỏa lại them hỏa quá vượng . Xung khắc với Thủy. Vì Hỏa quá mạnh nên nhiệt độ cao dễ phát sinh hỏa hoạn. Ngoài ra gió Nam còn đưa hơi nóng, mùi vị và bụi sang các buồng khác làm ô nhiễm khắp nhà.

Hướng Tây Nam: xấu. Từ bát quái ngũ hành xét: Tây nam không sinh thổ. Hỏa sinh thổ không tốt. Sau buổi trưa khí nóng thổi vào, tia tử ngoại diệt khuẩn yếu. Người xưa gọi là ly quả môn. Khó bảo quản thực phẩm nên xấu.

Phong thủy cho rằng, nhà bếp (hỏa khí) đặt ở chính trung tuyến (tý, ngọ, mão, dậu) hoặc Tứ ngộ tuyến (càn, tổn, cấn, khôn) dễ xảy ra hỏa hoạn cần lưu ý.

  1. Hướng bếp nấu

Bếp hiện đại nên dung lò vi ba. Tiết kiệm thời gian và sạch sẽ. Chú ý là khi nấu xong không nên lấy ra ngay mà để một thời gian cho lò vi ba diệt khuẩn.

  1. TRÁNH BẾP, NHÀ TẮM CHUNG MỘT CỬA.

Trong phong thủy, bếp nấu phải hướng cát mới tốt. Có nghĩa là bếp phải hướng về phương vị thu hút vượng khí.

Nếu cửa bếp lại hướng vào nhà vệ sinh thì sẽ hút khí bẩn. Vì sao vậy? Có nhà vì tiết kiệm không gian nên thiết kế bếp và nhà vệ sinh chung một cửa. Thế là qua bếp mới vào nhà vệ sinh.

Bếp nấu thức ăn nên nhiều “hỏa” khí còn nhà vệ sinh lại dung nước (thủy) là chính. Thủy Hỏa xung khắc gây ra điều không tốt cho chủ nhà.

  1. ĐẶT BÀN ĂN TRONG NHÀ

Bàn ăn là chỗ cả nhà dùng cơm nên có ảnh hướng lớn tới phong thủy cát hung, thịnh suy trong nhà.

  1. Hình dáng bàn ăn.

Theo cổ truyền phần lớn là loại bàn tròn tượng trưng gia đình đoàn tụ. Ngoài ra cũng có loại hình vuông và hình chữ nhật. Thời hiện đại còn có loại bàn hình bầu dục, hình tam giác v.v…

Theo phong thủy bàn ăn không nên dùng loại bàn tam giác hay hình nhọn vì có lực sát thương, tổn hại gia chủ.

  1. Phương vị bàn ăn.

Không nên bày bàn ăn ở chỗ “hung vị” là chỗ phương vị không hợp theo ngũ hành. Thí dụ như chủ nhân là thuộc “Đông tứ mệnh” thì phải tránh Tây, Tây nam , Tây bắc và Đông  bắc.

Nếu chủ nhân thuộc “Tây tứ mệnh” thì tránh hướng Đông nam , Đông, Nam và Bắc.

  1. Những điều cần tránh.

Cách khắc phục là đặt bàn sang bên còn nếu không có chỗ thì đặt bình phong ngăn cách.

  1. TRÁNH ĐỂ NHÀ TẮM TÁN PHÁT ÂM KHÍ

Các chung cư hiện nay thường kết hợp nhà tắm và nhà vệ sinh làm một gọi chung là nhà vệ sinh thường có âm khí cực mạnh. Vì thế ánh sáng, thông gió và đổi khí, trừ ẩm là yêu cầu cơ bản.

Phong thủy nhà vệ sinh gồm 3 mặt phương vị, tọa hướng và thiết bị.

  1. Phương vị

Không nên để ở trung tâm nhà (Thái cực) dễ làm ô nhiễm toàn nhà.

  1. Nhà vệ sinh không nên nhìn thấy cổng, dễ bị âm dương xung nhau.
  2. Không đặt ở cuối lối đi làm khí ẩm và khí hôi xông ra hành lang lan vào các phòng.
  3. Không đặt ở chính trung tuyến (Tý, Ngọ, Mão, Dậu) và Tứ ngộ tuyến (Càn, Cấn, Khôn, Tốn) và quỷ môn tuyến (Tây Nam và Đông Bắc).
  4. Nếu là nhà gác thì mỗi tầng đều phải có nhà vệ sinh.

2. Hướng bồn cầu.

Tốt nhất là quay về phía cửa sổ nhà vệ sinh.

3. Thiết bị tắm.

Có thể đặt bình tắm nóng lạnh. Nên thực hiện cách tắm nóng trước lạnh sau. Đó là pháp bảo có thể sống lâu năm.

  1. TRÁNH  SẮP ĐẶT PHÒNG CƯỚI ÂM KHÍ NHIỀU.

Kết hôn là một đại hỷ trong đời người nên phải sắp đặt phòng cưới thật vui, thoáng, đẹp, hài hòa.

Vì thế phòng cưới nên chú ý những việc sau:

  1. Vị trí phòng cưới nên ở chỗ đầy đủ ánh nắng, không khí lưu thông. Không nên dùng màu phấn hồng làm cô đâu chú rể tâm tình bất an, hay cãi nhau. Màu sắc ảm đạm quá sẽ làm cho vợ chồng bất hòa.
  2. Vợ chồng mới cưới như cá gặp nước nên phải căn cứ vào ngày tháng cát tường đặt giường xuân hướng Đông, Hạ đầu hướng Nam Thu đầu hướng Tây, Đông đầu hướng Bắc.

Ngoài ra bên phải giường nằm không nên đặt hoa đài tránh cãi nhau.

  1. Nên dùng các màu trung tính hay màu nhạt tăng thêm độ sáng trong phòng khiến vợ chồng vui vẻ, sảng khoái.

Tóm lại, bố trí chỉnh thể căn phòng cưới màu sắc phải đẹp, dịu mát, phong cách hài hòa làm cho căn phòng sinh động và tràn ngập niềm vui của lễ thành hôn.